Rong SUN Hàn
Rong sụn rất giàu dưỡng chất
1. Prôtêin (Đạm):
Hàm lượng prôtêin của rong sụn dao động trong khoảng 5 – 22% (theo viện nghiên cứu Nha Trang ). Hàm lượng prôtêin của rong sụn giao động với biên độ khá lớn phụ thuộc giai đoạn sinh trưởng, vị trí địa lý, môi trường sống.
Theo nghiên cứu hàm lượng prôtêin tăng dần theo thời gian sinh trưởng và đạt giá trị cực đại ở giai đoạn sinh sản.
2. Lipid:
Hàm lượng lipid trong rong sụn không đáng kể nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng mùi tanh của rong là do lipid gây ra.
3. Sắc tố:
Trong rong sụn có chứa một số sắc tố như sắc tố vàng (xanfoful), sắc tố xanh lam (phycoxfanyn), sắc tố diệp lục tố (chlorofil).Sắc tố của rong sụn kém bền hơn sắc tố của các loại rong khác, vì vậy loài rong này có thể được tẩy màu bằng phương pháp tự nhiên là phơi nắng.
4. Nước:
Hàm lượng nước chiếm 77 – 91%, hàm lượng nước giảm theo thời gian sinh trưởng, ở giai đoạn tích luỹ chất dinh dưỡng, hàm lượng nước đạt 79 %.
5. Nguyên tố vi lượng: Cây rong sụn chứa đến trên 20 loại nguyên tố vi lượng hữu ích như: Sắt, đồng, kẽm, florua, mangan, niken, coban.
6. Axit amin: 13-20 loại axit amin tự do – trong đó có nhiều loại cần thiết cho cơ thể con người.
7. Chất khoáng đa lượng: Natri; can xi – hàm lượng canxi cao gấp 3 lần so với sữa bò, ma giê; kali;clo; sulphur và phốt pho.
8. Chất xơ: Rong biển nói chung và rong sụn nói riêng có chất xơ trong đónổi bật là iốt ( yếu tố vi lượng tối cần thiết cho tuyến giáp); hàm lượng iode trong rong sụn cao hơn so với các thực phẩm khác, kể cả các thực phẩm có nguồn gốc từ biển
9. Vitamin: Chứa nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B6, C, D, E…
Hàm lượng vitamin A trong rong sụn cao gấp 2 – 3 lần so với cà rốt, gấp 10 lần trong bơ, vitamin B2 cao gấp 7 lần trong trứng, vitamin C, E cao gấp nhiều lần trong rau quả.